Game Y8

Trong thời kỳ làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoà live score

【live score】Ông Hà Quang Dự: Làm công tác Đoàn có 2 lần “suýt” bị kỷ luật

Trong thời kỳ làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn,suýtlive score ông nhớ nhất kỷ niệm gì?Tôi làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên VN giai đoạn 1987 - 1992. Thời kỳ đó, do khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô khiến công tác đoàn kết tập hợp, giáo dục lý tưởng cho thanh niên gặp nhiều thử thách. Tư tưởng thanh niên bị phân tán, số lượng kết nạp vào Đoàn giảm đi… Tại Hội nghị Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Praha, Tiệp Khắc (năm 1988), tôi là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên cuối cùng của VN được tham gia hội nghị này. Nhiệm vụ trọng tâm của hội nghị là bàn về giải pháp giáo dục lý tưởng XHCN; đoàn kết, tập hợp thanh niên, nhưng các ý kiến hầu như đều bế tắc. Khi về VN, tôi xin gặp và báo cáo với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Lịch sắp xếp là 30 phút nhưng thực tế cuộc gặp kéo dài 1 giờ 30 phút. Tôi báo cáo chi tiết tình hình ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ thị, tình hình thế giới như vậy nhưng không thể để mất phong trào thanh niên, “phải cố gắng tìm tòi mọi cách để tiến hành công tác vận động thanh niên cho tốt, đừng để tinh thần thoái trào”… Sự chỉ đạo của Tổng bí thư vừa là mệnh lệnh, đồng thời là động lực để Ban Bí thư và Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lúc đó quyết tâm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác của mình.

Ông Hà Quang Dự (áo trắng) trong một cuộc gặp gỡ đối thoại với thanh niên quân đội khi làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn

NVCC

Tôi nghĩ rằng Đoàn phải có phương pháp mới tiếp cận thanh niên, tự đổi mới diện mạo hoạt động của mình, không hô hào kêu gọi lý tưởng chung chung mà triển khai những việc làm thiết thực. Hội phải trở thành mặt trận tập hợp nhiều đối tượng thanh niên, Đoàn là nòng cốt phải trở thành người bạn thân thiết của thanh niên thì mới tập hợp được họ. Từ đó, lần lượt các chương trình, hoạt động đáp ứng nhu cầu của thanh niên được ra đời như: Cuộc thi Hoa hậu Báo Tiền Phong; phong trào thanh niên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; xóa tiêu chuẩn đoàn viên vào đại học… Đồng thời, tôi và các Bí thư T.Ư Đoàn gặp gỡ đối thoại với thanh niên vận động, giải thích để họ tin vào con đường đổi mới đất nước của Đảng và những chủ trương của Đoàn. Những việc làm đó đã mang đến cho Đoàn một gương mặt mới, diện mạo mới, nhưng chúng tôi cũng phải chịu rất nhiều sóng gió. Ông có thể chia sẻ những “sóng gió” đó như thế nào?Chúng tôi bị dư luận chỉ trích nhiều lắm, việc mở rộng mặt trận để tập hợp thanh niên thì bị nói là đa nguyên, phát triển sản xuất kinh doanh thì bị con là mầm mống tư bản… Một trong những đổi mới, gây bão dư luận nhất là việc phê duyệt cho tổ chức cuộc thi Hoa hậu Báo Tiền Phong. Cuộc thi diễn ra nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thanh niên. Tuy nhiên, ngay sau đêm chung kết, dư luận nổ ra những ý kiến trái chiều… Nhiều ý kiến phản ứng rất dữ dội, trong đó có những lãnh đạo rất cao cấp. Tôi bị cho là “đầu têu” mang văn hóa tư sản vào VN, và đứng trước án kỷ luật. Tôi và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trịnh Tố Tâm, Bí thư T.Ư Đoàn lúc đó phải giải trình với “các cụ”, nếu sai sẽ bị kỷ luật. Cuộc giải trình thành công nên các cuộc thi Hoa hậu VN sau đó mới được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Cũng trong năm 1988, tôi cùng Ban Thường vụ T.Ư Đoàn đã có một quyết định là đề nghị Nhà nước bỏ quy định phải là đoàn viên mới được vào đại học, đi hợp tác lao động nước ngoài. Tôi bị chụp mũ là Đoàn Thanh niên “đầu têu” bỏ tiêu chuẩn chính trị. Nhưng chúng tôi kiên quyết làm, vì nhu cầu của thanh niên và phụ huynh. Quyền đi học, đi lao động là quyền cơ bản của công dân. Nếu mình không làm, không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của thanh niên. Sau đó, tôi bị đề nghị kiểm điểm nhưng cuối cùng đề nghị này khi đó được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bác bỏ và ủng hộ với quan điểm của chúng tôi.

Cán bộ Đoàn phải thực sự năng động

Động lực nào để ông có thể mạnh dạn đổi mới công tác Đoàn? Có bài học kinh nghiệm nào để chia sẻ với những người làm công tác Đoàn hiện nay?Điều mỗi cán bộ Đoàn chúng tôi trước đây cũng như bây giờ là rất yên tâm có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo Đoàn Thanh niên, những thời điểm khó khăn các đồng chí cũng rất kịp thời hỗ trợ. Có thể nói, chúng ta có thuận lợi là sự lãnh đạo sâu sát của Đảng. Vì thế, trên nền tảng đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, Đoàn Thanh niên có thể đổi mới, phát triển, để hình thức phong phú hơn.Bên cạnh đó, bản thân đội ngũ cán bộ Đoàn phải xốc vác trong mọi hoàn cảnh. Có lẽ sức trẻ, tuổi trẻ có thuận lợi là khả năng dấn thân, khả năng sáng tạo, nên phải tự mở cửa để phát triển bản thân mình, cũng như góp sức mình vào phát triển xã hội. Cán bộ Đoàn phải thực sự năng động, vào cuộc, từ đó mới có thể đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên và bản thân mình cũng trưởng thành. Cán bộ Đoàn phải “đứng mũi chịu sào” để tạo cơ hội cho thanh niên phát triển. Đồng thời, phải tạo ra được sự ủng hộ của dư luận xã hội, trong đó có cơ quan thông tấn báo chí, các lực lượng khác như văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội... Chúng tôi phải chịu “đòn”, phải tranh thủ mọi lực lượng, dám đương đầu với hiểu lầm và tự bảo vệ mình thật tốt. Theo ông, công tác Đoàn trong giai đoạn hiện nay có cần một cuộc đổi mới táo bạo như vậy?Công tác Đoàn Thanh niên bây giờ khác ngày ấy, bởi bối cảnh khác ngày ấy. Cách mạng công nghệ 4.0 phát triển nhanh, cuộc sống con người có nhiều thay đổi. Sự thay đổi công việc, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi về tư tưởng, của cả cộng đồng chứ không chỉ của một cá nhân, nên công tác Đoàn phải tìm cách thích ứng. Đoàn Thanh niên là một trường học nhưng không có trường, không có sách. Nếu chúng ta dùng giáo trình cũ, phương thức cũ thì không thể truyền tải được với thanh niên bây giờ, phải có những hình thức mới để tiếp cận, thông qua phong trào cụ thể. Đừng nói lý tưởng XHCN một cách chung chung, phải đặt ra mục tiêu cụ thể. Chúng ta không thể nói lý thuyết được, phải bám vào thực tiễn giải quyết vấn để. Một trong những phương pháp đối thoại với thanh niên là không thể thiếu sự lãng mạn. Tất cả phong trào của Đoàn phải có chất của thanh niên ở đấy, mà chất của thanh niên là sự lãng mạn. Đoàn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng sự lãng mạn trong thanh niên. Bây giờ, nhịp độ làm việc căng lắm, nếu chúng ta không tổ chức những sinh hoạt của Đoàn cởi mở thì không thu hút được thanh niên tham gia. Tôi cũng nói với T.Ư Đoàn rồi, cứ mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn tổ chức những biện pháp công tác mới. Tôi tin thế hệ lãnh đạo T.Ư Đoàn hiện nay sẽ làm được việc ấy, sẽ tìm cách đột phá tìm phương thức công tác mới thích hợp hơn, tận dụng được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tận dụng được sự phát triển của nhận thức xã hội để vận dụng vào công tác Đoàn tốt hơn.

Ông Hà Quang Dự sinh năm 1945, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội khóa VIII. Ông là đại biểu Quốc hội VN khóa VI, VIII, IX, X. Năm 2012, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì.

Nhân dịp 90 năm thành lập Đoàn, ông có điều gì muốn nhắn nhủ với thế hệ trẻ?Toàn bộ hoạt động Đoàn, Hội giúp ích rất nhiều cho mỗi cá nhân thanh niên và cộng đồng trẻ. Ai đó chưa đến được với Đoàn, chưa tham gia được công việc với Hội thì do chưa có dịp và chưa hiểu được. Tôi thực sự có lời tâm huyết là mong tất cả các bạn trẻ hãy đến với Đoàn, với Hội thông qua các hoạt động, mình sẽ tìm thấy sự hứng thú, cũng có thể giúp mình tìm thấy nhanh hơn đường hướng phát triển của bản thân. Các bạn có thể thừa nhận nó là trường học, hoặc có thể không, các bạn cứ tự đến sẽ thấy nó như một môi trường trao đổi, môi trường sinh hoạt, tổ chức những hoạt động có ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap