Ngày 29.10,óaTrànlanhànggiảnhãnmáckhôngrõnguồngốnội thông tin từ Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay, đơn vị này đã liên tục phát hiện, lập biên bản xử lý hành chính nhiều công ty, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, ngày 25.10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Đoàn Thoa (địa chỉ TT.Ngọc Lặc, H.Ngọc Lặc, Thanh Hóa) 90 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 7 (thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Đoàn Thoa đang buôn bán 7.290 viên ngói giả nhãn hiệu Viglacera.
Cùng ngày 25.10, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Mai Văn Dũng (ngụ H.Gia Lộc, Hải Dương) tổng số tiền 53 triệu đồng do có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Vụ việc bị Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phát hiện, lập biên bản vào ngày 12.10, khi ông Mai Văn Dũng đang bày bán 265 đôi giày, dép giả các nhãn hiệu lớn tại TT.Thọ Xuân (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Đáng chú ý, ngày 27.10, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường (địa chỉ phố Giắt, TT.Triệu Sơn, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) với tổng số tiền 175,3 triệu đồng, do có các hành vi không thông báo cho cơ quan chức năng địa điểm kinh doanh; sản xuất thực phẩm chức năng khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Y dược cổ truyền Minh Quang Đường bị Đội Quản lý thị trường số 10 (thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) phát hiện vào ngày 19.9, tại cơ sở số 2 (ở xã Nông Trường, H.Triệu Sơn).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ 678 lọ thực phẩm chức năng các loại và 39 kg là nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các quy định của pháp luật.
Cũng theo Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, từ ngày 17 - 19.10, đơn vị này đã triển khai lực lượng kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh, buôn bán phụ tùng xe máy. Kết quả kiểm tra phát hiện cả 5 cơ sở đều có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phát hiện tổng cộng 316 sản phẩm giả 2 nhãn hiệu xe máy.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 29.10